Kỹ năng giao tiếp

Tổng hợp 4 câu chuyện về kỹ năng giao tiếp và bài học

Học giao tiếp từ câu chuyện giúp bạn dễ tiếp thu, tạo cảm hứng, rút ra bài học kinh nghiệm, phát triển tư duy phản biện và mở rộng vốn hiểu biết về văn hóa giao tiếp. Website kỹ năng xin việc sẽ giới thiệu cho bạn 4 câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống gia đình và công việc.

Câu chuyện về kỹ năng giao tiếp trong gia đình

Ngọc và chồng là Nam thường xuyên tranh cãi về việc phân chia công việc nhà. Ngọc cảm thấy mình phải làm quá nhiều trong khi Nam lại cho rằng anh cũng đã đóng góp không ít, vì vậy mà cuộc sống gia đình trở nên căng thẳng và mệt mỏi vì những tranh cãi không dứt.

Ngọc quyết định thay đổi cách giao tiếp của mình. Cô bắt đầu bằng cách lắng nghe chủ động khi Nam nói thay vì ngắt lời hay phản bác ngay lập tức. Cô chú tâm lắng nghe để hiểu rõ những gì Nam muốn truyền đạt.

Ngọc nhận ra rằng Nam cũng có những áp lực và mệt mỏi riêng từ công việc bên ngoài. Cô bày tỏ sự đồng cảm với những khó khăn mà Nam đang gặp phải và thừa nhận rằng cô hiểu được cảm giác của anh.

Thay vì chỉ trích hay phàn nàn, Ngọc chọn cách sử dụng ngôn ngữ tích cực. Cô nói “Anh giúp em một tay được không? Em thấy mình hơi quá tải”.

Cách nói này không chỉ tránh gây xung đột mà còn khuyến khích sự hợp tác từ Nam. Ngọc và Nam ngồi lại cùng nhau để thảo luận và tìm ra giải pháp phân chia công việc hợp lý.

Nhờ sự khéo léo trong giao tiếp của Ngọc, mâu thuẫn giữa cô và Nam dần được giải quyết. Cả hai cảm thấy thoải mái hơn và mối quan hệ gia đình trở nên hòa thuận. Nam cũng bắt đầu tham gia tích cực hơn vào công việc nhà và Ngọc cảm thấy được san sẻ gánh nặng.

Bài học rút ra từ câu chuyện này là: Khéo léo trong giao tiếp có thể làm thay đổi cả một mối quan hệ. Lắng nghe, thấu hiểu và hợp tác là chìa khoá.

Câu chuyện về kỹ năng giao tiếp trong gia đình

Câu chuyện về kỹ năng giao tiếp trong gia đình

Câu chuyện về kỹ năng giao tiếp với khách hàng

Có một quý bà, vợ của một chủ tịch tập đoàn, vào cửa hàng thời trang xa xỉ để mua đầm dự tiệc quan trọng. Hai nhân viên mang ra hai mẫu mới và sang chảnh nhất: một mẫu màu trắng và một mẫu màu đỏ.

Nhân viên tên Mai tư vấn phu nhân chọn mẫu màu đỏ, vì mẫu này có điểm đánh giá 5 sao, còn mẫu màu trắng có đánh giá 4.5 sao mà giá còn cao hơn. Quý bà cũng công nhận mẫu màu đỏ nhìn được hơn mẫu màu trắng một chút.

Tuy nhiên, nhân viên Đăng Siêu lại tư vấn theo cách khác. Anh ta nói: “Thưa phu nhân, mẫu màu đỏ tuy có điểm cao hơn nhưng không nhiều, lại được sản xuất đại trà, còn mẫu màu trắng là phiên bản giới hạn, chỉ sản xuất số ít. Với vị thế của phu nhân đây, không những đẹp sang trọng mà phải thật đặc biệt“.

Cuối cùng, quý bà đã chọn đầm trắng và Đặng Siêu được thưởng một khoản hoa hồng lớn.

Bài học rút ra: Ngày nay khi mà chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ ở các nơi đều na ná nhau thì thứ bạn nhắm đến phải đặc biệt hơn. Đăng Siêu không bán đầm trắng mà bán sự xu nịnh, vì bản chất con người, ai cũng thích được khen lên 9 tầng mây.

Câu chuyện về kỹ năng giao tiếp với khách hàng

Câu chuyện về kỹ năng giao tiếp với khách hàng

Câu chuyện về kỹ năng giao tiếp với cấp trên

Vào thời xưa, khi các quần thần vào triều để diện kiến hoàng đế, mọi người đều rất thận trọng trong lời ăn tiếng nói để tránh chọc giận “thiên tử”, người nắm giữ quyền sinh sát trong tay. Chỉ cần một lời nói không vừa ý, không khéo léo là có thể liên quan đến cả gia đình, dòng tộc.

Vì vậy, những vị quan dám nói thẳng nói thật với hoàng đế đều được sùng bái, kính phục. Chuyện kể về Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm, vì lo lắng cho số phận của đất nước sau khi băng hà, đã cho mời thầy về coi bói. Kết quả là chỉ nhận được một chữ “nhất“.

Các quần thần đều sợ hãi, không ai dám nói gì. Đúng lúc đó, Thị Trung Bùi Khải đã tiến lên trước và tâu rằng: “Vi thần nghe nói, trời có một sẽ thanh minh, đất có một sẽ an bình, hầu vương có một sẽ được sự trung thành ủng hộ của quần thần“. Nghe xong, Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm rất vui mừng.

Bài học rút ra: Trong giao tiếp ứng xử, đặc biệt là với bề trên cần phải thật thông minh, tinh tế.

Xem thêm: TOP 7 bài tập rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Câu chuyện về thời điểm đặt câu hỏi trong giao tiếp

Hai người An và Bình tranh chấp, An nói Bình nợ mình rất nhiều vàng nhưng Bình không chịu thừa nhận. Bình quả quyết nói đây là lần đầu tiên mình nhìn thấy An, cũng chưa từng giao dịch với An bao giờ.

Quan tòa hỏi An lúc cho mượn vàng anh cho anh ta mượn ở đâu, An trả lời “Dưới một gốc cây cách thị trấn 3 dặm”. Quan tòa yêu cầu An đi hái 2 chiếc lá trên cây đó về làm bằng chứng.

Thế là An đi hái lá, Bình ở lại tòa, lúc này Bình hoàn toàn mất cảnh giác vì tưởng mình vô can. Nhân lúc đó, quan tòa hỏi Bình: “Bây giờ anh ta đã đi đến cái cây đó chưa nhỉ?“. Bình trả lời: “Theo tôi thì chưa, vẫn còn một đoạn nữa“.

Quan tòa bỗng nghiêm giọng hỏi: “Thế à, anh đã nói là chưa bao giờ đến đó với anh ta, làm sao anh biết vẫn còn một đoạn nữa mới tới?“. Lúc này Bình mới hoảng hốt nhận ra mình lỡ miệng và đành phải thừa nhận mình là kẻ lừa đảo.

Bài học rút ra:

Trong quá trình xử án, vị quan tòa không trực tiếp hỏi Bình có nợ vàng An hay không, cũng không hỏi Bình có biết cái cây được An nhắc đến hay không. Mà ông sử dụng chiến thuật “Muốn bắt thì phải thả” để Bình mất cảnh giác, dẫn đến tự lỡ lời và để lộ sự thật.

Câu chuyện về thời điểm đặt câu hỏi trong giao tiếp

Câu chuyện về thời điểm đặt câu hỏi trong giao tiếp

Trên đây là 4 câu chuyện ngắn về kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Có thể thấy, giao tiếp là chìa khóa để mở ra những cơ hội và thành công trong cuộc sống. Hãy cố gắng nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình để trở thành một người tự tin, thu hút, và thành công hơn trong cuộc sống.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Chuyên mục
Kỹ năng giao tiếp
35
Kỹ năng thuyết trình
21
Kỹ năng lắng nghe
18
Kỹ năng làm việc nhóm
1