Kỹ năng lắng nghe

Bộ câu hỏi về kỹ năng lắng nghe – Cải thiện khả năng giao tiếp

Trong cuộc sống hàng ngày, dù ở môi trường gia đình, học tập hay công việc, kỹ năng lắng nghe đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Vậy làm thế nào để có thể lắng nghe một cách hiệu quả hơn? Làm thế nào để vượt qua các rào cản giao tiếp thường gặp và cải thiện khả năng tương tác của mình? Website kynangxinviec xin giới thiệu bộ câu hỏi về kỹ năng lắng nghe giúp bạn tự đánh giá và nâng cao khả năng lắng nghe của mình.

Tại sao cần giỏi kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp?

Kỹ năng lắng nghe đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì người khác đang nói, kỹ năng này còn giúp cải thiện mối quan hệ, tạo sự tin tưởng và tránh hiểu lầm. Dưới đây là một số lý do tại sao cần giỏi kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp:

Thấu hiểu đối phương

Khi bạn lắng nghe một cách chăm chú, bạn có thể nắm bắt được không chỉ nội dung mà còn cả cảm xúc và ý định của người nói. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về quan điểm, nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó đưa ra phản hồi phù hợp và xây dựng mối quan hệ tốt hơn.

Kỹ năng lắng nghe giúp bạn thấu hiểu đối phương và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp

Kỹ năng lắng nghe giúp bạn thấu hiểu đối phương và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp

Tạo sự tin tưởng và tôn trọng

Lắng nghe là một cách để thể hiện sự tôn trọng. Khi bạn thực sự lắng nghe, người khác sẽ cảm thấy được coi trọng và tin tưởng hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường làm việc, nơi mà sự tin tưởng và tôn trọng là nền tảng của mối quan hệ đồng nghiệp và khách hàng.

Nâng cao kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng lắng nghe tốt giúp bạn giao tiếp một cách rõ ràng và hiệu quả hơn. Khi bạn lắng nghe cẩn thận, bạn có thể đưa ra các câu hỏi phù hợp, phản hồi chính xác và tham gia vào cuộc trò chuyện một cách tích cực.

Xem thêm: 6 bài tập tình huống về kỹ năng lắng nghe – Rèn luyện để giải quyết rào cản giao tiếp

Bộ câu hỏi về kỹ năng lắng nghe

Để tự đánh giá và cải thiện kỹ năng lắng nghe của mình, bạn có thể tham khảo các câu hỏi trắc nghiệm về kỹ năng lắng nghe. Bộ câu hỏi này không chỉ giúp bạn nhận diện được điểm mạnh và yếu của mình trong việc lắng nghe mà còn là công cụ hữu ích để bạn rèn luyện và nâng cao khả năng giao tiếp.

Câu 1: Lắng nghe tích cực trong giao tiếp là gì?

  1. Tiếp thu ý kiến đúng đắn và thay đổi sao cho phù hợp
  2. Tiếp thu mọi ý kiến và làm theo một cách không có sự sàng lọc
  3. Chỉ nghe rồi để đó không làm
  4. Tất cả đáp án trên

Đáp án: a. Việc lắng nghe tích cực không có nghĩa bạn phải tuân thủ lời nói của người khác 100%, mà cần có sự cân nhắc, phân định điều nào nên, điều nào không nên.

Câu 2: Đâu là những điều nên làm khi lắng nghe người khác trò chuyện cùng mình:

  1. Dừng những việc đang làm và tập trung lắng nghe đối phương chia sẻ
  2. Lắng nghe với sự thiện chí, cảm thông
  3. Phản hồi đối phương bằng cảm xúc chân thành
  4. Tất cả đáp án trên

Đáp án: d. Khi trò chuyện cùng ai đó, hãy thể hiện sự chân thành qua những hành động, lời nói, cử chỉ, để tạo sự thoải mái và tôn trọng cho đối phương.

Câu 3: Theo bạn, để lắng nghe đối phương một cách tích cực, chúng ta cần làm gì?

  1. Đặt mình vào vị trí của đối phương để thấu hiểu những gì họ chia sẻ
  2. Quan sát cử chỉ, hành động của đối phương để cảm nhận tâm tư, cảm xúc của họ
  3. Cả 2 đáp án đều đúng
  4. Cả 2 đáp án đều sai

Đáp án: c. Đừng chỉ lắng nghe bằng tai mà hãy cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau để thấu hiểu cảm xúc của đối phương.

Câu 4: Khi người khác đang nói, bạn nên làm gì?

  1. Bạn nghe và giữ thái độ thờ ơ trước mọi tình huống
  2. Bạn nhìn chăm chú, giả vờ như đang nghe
  3. Bạn lắng nghe để hiểu rõ câu chuyện và đặt câu hỏi nếu cần thiết
  4. Bạn vừa lắng nghe vừa làm chuyện riêng

Đáp án: c. Trong giao tiếp, bạn cần thể hiện sự tôn trọng của mình bằng cách lắng nghe câu chuyện của đối phương và tạo sự tương tác bằng cách đưa ra câu hỏi khi cần.

Câu 5: Một người được đánh giá là có kỹ năng lắng nghe chuyên nghiệp khi:

  1. Chỉ nói chuyện với người quen
  2. Chỉ nói chuyện và lắng nghe những chuyện mình am hiểu
  3. Luôn làm rõ trắng đen trong mọi câu chuyện
  4. Sẵn sàng lắng nghe và nói chuyện với mọi người xung quanh với thái độ tích cực

Đáp án: d. Một người giỏi lắng nghe sẽ luôn sẵn sàng làm quen và bắt đầu cuộc trò chuyện với những người xung quanh

Câu 6: Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp sẽ giúp gì cho bạn?

  1. Trở nên thụ động khi giao tiếp
  2. Khiến người nói cảm thấy bạn đang lắng nghe họ
  3. Giúp bạn gây ấn tượng với người nói
  4. Giúp bạn thấu hiểu câu chuyện một cách trọn vẹn

Đáp án: d. Mục đích chính của lắng nghe là thấu hiểu, nếu bạn là người lắng nghe tốt, bạn sẽ có thể thấu hiểu những cảm xúc, suy nghĩ của đối phương.

Câu 7: Theo bạn, tư thế ngồi nào sau đây thể hiện người có kỹ năng lắng nghe tốt?

  1. Mắt nhìn vô định, lưng tựa vào ghế, ngồi rung chân
  2. Mắt nhìn vào đối phương, người nghiêng về phía trước
  3. Mắt nhìn vào đối phương, tay để trên bàn, gật đầu thể hiện cảm xúc theo lời kể
  4. Mắt nhìn vô định, tay cầm điện thoại, không chú ý đến câu chuyện của đối phương

Đáp án: c. Một người biết lắng nghe là người thể hiện sự chân thành qua các hành động, cử chỉ để tôn trọng đối phương.

Câu 8: Theo bạn, đâu là quan điểm đúng?

  1. Chỉ có trẻ em mới cần lắng nghe người lớn nói chuyện
  2. Chỉ có cấp dưới mới phải lắng nghe cấp trên
  3. Tất cả mọi người đều nên có thái độ đúng đắn khi lắng nghe lẫn nhau
  4. Tất cả đáp án đều sai

Đáp án: c. Không phân biệt bạn và đối phương là ai hay ở cương vị nào, bất cứ ai cùng đều cần được tôn trọng khi đưa ra ý kiến cá nhân.

Câu 9: Khi lắng nghe người khác nói, có nên nói chuyện chen ngang hay không?

  1. Không bao giờ, vì điều đó là mất lịch sự
  2. Thỉnh thoảng, khi có cơ hội phù hợp để tiếp nối câu chuyện của đối phương
  3. Thường xuyên, khi phát hiện những điều không đúng ý mình
  4. Bất cứ khi nào muốn nói

Đáp án: b. Giao tiếp là sự tương tác giữa 2 bên, do đó, bạn hoàn toàn có thể phát biểu ý kiến của mình. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những thời điểm phù hợp để không làm đối phương khó chịu.

Câu 10: Trong lúc nói chuyện, bạn sẽ phản hồi đối phương như thế nào?

  1. Luôn suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi đưa ra câu trả lời
  2. Chỉ trả lời vài câu cho xong chuyện
  3. Không phản hồi, chỉ lắng nghe
  4. Khi nào được yêu cầu phản hồi thì mới phản hồi

Đáp án: a. Để xây dựng một cuộc hội thoại tích cực, hãy trả lời đối phương hoặc đưa ra ý kiến của mình một cách chân thành.

Lời kết

Kỹ năng lắng nghe là một yếu tố then chốt trong việc xây dựng mối quan hệ và giao tiếp hiệu quả. Hãy thường xuyên thực hành và sử dụng các câu hỏi về kỹ năng lắng nghe để liên tục cải thiện khả năng giao tiếp của mình.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Chuyên mục
Kỹ năng giao tiếp
35
Kỹ năng thuyết trình
21
Kỹ năng lắng nghe
18
Kỹ năng làm việc nhóm
1