Kỹ năng giao tiếp

10 phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non và tiểu học

Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để truyền đạt thông điệp, suy nghĩ và cảm xúc một cách rõ ràng và hiệu quả. Kỹ năng này không chỉ quan trọng đối với người lớn mà còn là hành trang cần thiết cho trẻ em để bước vào tương lai. Website kỹ năng giao tiếp giới thiệu 10 phương pháp giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp một cách toàn diện.

Tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp

Nếu không có kỹ năng giao tiếp tốt, trẻ có thể gặp phải nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với bạn bè, thầy cô và người thân, dẫn đến việc học tập và vui chơi không như ý. Ngoài ra, việc giao tiếp kém khiến trẻ khó kết bạn, lâu ngày làm trẻ tự ti hoặc bị cô lập.

Vì vậy, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về kiến thức và các mối quan hệ. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật khi trẻ được trang bị kỹ năng giao tiếp tốt:

  • Học tập hiệu quả hơn: Trẻ tự tin khi đặt câu hỏi, tham gia thảo luận và biểu đạt ý kiến cá nhân. Từ đó giúp việc học tập trở nên vui vẻ và hiệu quả.
  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp: Biết cách giao tiếp tốt với bạn bè, thầy cô và người thân sẽ giúp trẻ dễ dàng kết bạn, thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng mọi người.
  • Phát triển bản thân toàn diện: Trẻ tự tin hơn trong việc diễn tả suy nghĩ, cảm xúc và đưa ra ý kiến của mình. Biết cách thể hiện bản thân và tìm cách giải quyết xung đột với bạn bè.
dạy trẻ kỹ năng giao tiếp ứng xử

Kỹ năng giao tiếp tốt giúp trẻ phát triển toàn diện

Không chỉ hỗ trợ trẻ trong thời điểm hiện tại, mà kỹ năng giao tiếp tốt còn là hành trang vững chắc cho sự thành công về công việc, cuộc sống và xã hội của trẻ trong tương lai.

Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp bằng thư tín trong kinh doanh ấn tượng

10 phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Cung cấp vốn từ vựng cho trẻ

Khi biết nhiều từ vựng, trẻ có thể hiểu và diễn đạt thông tin một cách rõ ràng và chính xác hơn. Ngoài ra, vốn từ phong phú còn giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy, đọc hiểu và học tập. 

Hãy đọc sách cùng trẻ để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và tăng vốn từ vựng. Chọn và đọc những cuốn sách mà trẻ yêu thích và phù hợp với lứa tuổi, hình ảnh minh họa sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ.

Bạn cũng có thể cho trẻ tự học từ vựng bằng việc cho trẻ đọc những cuốn sách tranh từ vựng, sách từ vựng theo chủ đề, sách truyện tranh từ vựng hoặc sách từ vựng tương tác.

dạy trẻ tự kỷ kỹ năng giao tiếp xã hội

Dạy trẻ đọc hiểu bảng chữ cái

Tạo môi trường cởi mở trong gia đình

Bạn có thể kể chuyện cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ kể về những câu chuyện trong cuộc sống của mình bằng lời nói. Hỗ trợ trẻ biết cách diễn tả suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng lời nói và hành động.

Hãy đảm bảo tạo không khí thoải mái, vui vẻ để trẻ tự tin và an toàn khi chia sẻ. Ba mẹ không ngắt lời hay phán xét trẻ.

Dùng hình ảnh minh hoạ sinh động

Hình ảnh là một công cụ mạnh mẽ để hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp. Chúng cung cấp một cách trực quan và dễ hiểu để trẻ học từ mới, diễn đạt ý tưởng và kết nối với thế giới xung quanh. Hãy chọn những hình ảnh phù hợp với nội dung, màu sắc tươi sáng để thu hút trẻ.

Làm bình luận viên cho trẻ

Khi trẻ đang thực hiện một hoạt động, bạn hãy làm “bình luận viên” và giúp trẻ tường thuật lại những việc trẻ đang làm. Việc này sẽ giúp trẻ tự tin diễn đạt, nhận biết đúng sai và cách ứng xử phù hợp. Khi bình luận, bạn nên dùng những câu thật ngắn gọn, dể hiểu với từ ngữ tích cực, động viên.

Làm mẫu cho bé cách giao tiếp lịch sự

Trẻ con thường bắt chước người lớn, ba mẹ hãy làm mẫu cho bé về cách giao tiếp lịch sự, thân thiện với mọi người. Bé sẽ học hỏi và rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ chính ba mẹ.

Lưu ý, bạn phải giữ thái độ tích cực, vui vẻ và tôn trọng người khác trong giao tiếp để làm gương cho trẻ.

Tập cho trẻ khả năng diễn đạt suy nghĩ

Thay vì hỏi những câu hỏi chung chung, hãy đưa ra cho trẻ hai lựa chọn cụ thể để trẻ tự quyết định theo sở thích của mình. Cách này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng việc bắt trẻ phải suy nghĩ và diễn đạt lựa chọn của mình bằng lời nói.

Ngoài ra, khi được tự do bày tỏ ý kiến và sở thích cá nhân sẽ làm cho trẻ cảm thấy mình được tôn trọng và có quyền quyết định.

Tập cho trẻ tính chủ động và tự lập

Bạn có thể cố tình quên một chi tiết nào đó trong cuốn sách thường ngày bạn đọc cho trẻ nghe, để trẻ chủ động tìm ra chi tiết còn thiếu hoặc bị sai. Việc này giúp trẻ chủ động trong giao tiếp, rèn luyện tư duy, phát triển ngôn ngữ và tăng khả năng diễn đạt. 

Bạn cũng nên khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, tự tìm tòi, khám phá những thứ xung quanh. Đừng ngại giải đáp thắc mắc và cùng trẻ tìm hiểu về thế giới.

kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Tập cho trẻ tính chủ động và tự lập

Tôn trọng ý kiến của trẻ

Khi ý kiến của trẻ được lắng nghe và tôn trọng, trẻ sẽ cảm thấy mình có giá trị, được công nhận và tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân. Ngoài ra, khi được tôn trọng, trẻ cũng sẽ học cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

Khi trẻ nói, ba mẹ hãy lắng nghe một cách chân thành và đặt câu hỏi mở để khuyến khích trẻ chia sẻ suy nghĩ của mình. Thừa nhận và đánh giá cao ý kiến của trẻ. Nếu không đồng tình, hãy giải thích lý do cho trẻ hiểu.

Dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Dạy trẻ cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả như ánh mắt, nụ cười, giọng điệu và thái độ. Hãy cho trẻ thể hiện những cảm xúc như vui, buồn, giận, sợ bằng lời nói và những biểu hiện phi ngôn ngữ.

Giúp trẻ hiểu và sử dụng các biểu hiện phi ngôn ngữ như biểu cảm trên khuôn mặt, chạm nhau,… Nói chuyện với trẻ bằng ánh mắt, nụ cười và những cử chỉ thân thiện.

dạy trẻ kỹ năng giao tiếp

Dạy trẻ nhận biết biểu cảm khuôn mặt

Dạy trẻ lắng nghe hiệu quả

Để giao tiếp hiệu quả, trẻ cần biết lắng nghe, hiểu nội dung và biết phản hồi một cách thích hợp. Hãy dạy trẻ cách tập trung lắng nghe, không ngắt lời người khác và biết cách đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn nội dung.

Ba mẹ có thể chơi các trò chơi tập trung lắng nghe như đố vui hoặc kể chuyện. Những trò chơi này giúp trẻ phát triển khả năng tập trung, lắng nghe và ghi nhớ thông tin.

Xem thêm: Phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho người rụt rè

Một số trò chơi giúp trẻ giao tiếp hiệu quả

Ngoài những trò chơi ngôn ngữ như đố chữ, đọc truyện, kể chuyện giúp trẻ phát triển từ vựng, nâng cao khả năng biểu đạt và kích thích trí tuệ. Bạn có thể tham khảo một số trò chơi dưới đây:

Trò chơi điện thoại

Mục đích: Rèn luyện kỹ năng lắng nghe của trẻ.

Cách chơi:

  • Cho trẻ đứng hoặc ngồi thành vòng tròn.
  • Người đầu tiên thì thầm một thông điệp vào tai đứa trẻ bên cạnh.
  • Thông điệp được truyền tai nhau cho đến khi đến đứa trẻ cuối cùng, người này sẽ nói to thông điệp mình nhận được.

Lưu ý: Nên chọn thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Trò chơi điện thoại giúp trẻ giao tiếp tốt

Trò chơi mô tả tranh

Mục đích: Rèn luyện cho trẻ khả năng diễn đạt, xây dựng ý tưởng theo logic.

Cách chơi: Cho trẻ xem một bức tranh, khuyến khích trẻ mô tả những gì trẻ nhìn thấy trong tranh (phong cảnh, con người, màu sắc,…) và những gì trẻ nghĩ có thể đã xảy ra trước đó hoặc sẽ xảy ra sau đó.

Trò chơi chỉ đường

Mục đích: Giúp trẻ từ 4 – 12 tuổi học cách đưa ra chỉ dẫn, đồng thời là một bài học về giao tiếp hiệu quả.

Cách chơi:

  • Yêu cầu trẻ viết ra hướng dẫn đường đi từ nhà đến một địa điểm yêu thích (ví dụ như tiệm kem, công viên,…).
  • Sau đó, cùng con đi theo hướng dẫn đó để đến địa điểm.
  • Nếu không đến đúng nơi, cùng con thảo luận xem lỗi sai trong giao tiếp ở đâu.

Trò chơi hoàn thành câu chuyện

Mục đích: Phát triển kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và khả năng sáng tạo của trẻ.

Cách chơi: Bắt đầu một câu chuyện và để trẻ hoàn thành nốt câu chuyện. Với trẻ nhỏ, có thể kể một bài đồng dao và để bé tự nghĩ ra phần kết khác hoặc thêm tình tiết vào câu chuyện.

Trình bày & Kể chuyện

Mục đích: Giúp trẻ tự tin diễn đạt, phát triển vốn từ vựng, kỹ năng thuyết trình.

Cách chơi: Cho trẻ chọn một món đồ yêu thích (trái cây, đồ chơi, cuốn sách,…) và yêu cầu bé trình bày về món đồ đó trước mọi người (khoảng 5 câu).

Trò chơi cảm xúc

Mục đích: Giúp trẻ hiểu và diễn tả các cảm xúc khác nhau, phát triển kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ.

Cách chơi:

  • Viết các cảm xúc (ví dụ: vui vẻ, tức giận, buồn bã, mệt mỏi, ngạc nhiên,…) lên các tấm thẻ.
  • Yêu cầu trẻ bốc một tấm thẻ và diễn tả cảm xúc đó bằng ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt, mà không dùng lời nói.
  • Những người khác đoán xem trẻ đang diễn tả cảm xúc gì.

Kỹ năng giao tiếp cho trẻ là một trong những kỹ năng quan trọng cần được trang bị. Hãy dành thời gian để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, để giúp trẻ trở thành người tự tin, giao tiếp hiệu quả và thành công trong cuộc sống.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Chuyên mục
Kỹ năng giao tiếp
35
Kỹ năng thuyết trình
21
Kỹ năng lắng nghe
18
Kỹ năng làm việc nhóm
1