Kỹ năng lắng nghe

Mách cha mẹ 8 bí quyết dạy kỹ năng lắng nghe cho trẻ mầm non

Dạy trẻ mầm non cách lắng nghe là cách thúc đẩy quá trình trẻ phát triển khả năng giao tiếp xã hội. Khi học được cách lắng nghe, trẻ có thể hiểu và thể hiện sự tôn trọng đối với những người xung quanh, từ đó cũng có thể phát huy khả năng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, ở độ tuổi hiếu động, dễ mất tập trung; việc dạy trẻ kỹ năng lắng nghe thực sự khó khăn. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng kynangxinviec.com khám phá 8 bí quyết dạy kỹ năng lắng nghe cho trẻ mầm non mà cha mẹ có thể dễ dàng áp dụng.

Lý do cha mẹ nên dạy kỹ năng lắng nghe cho trẻ mầm non

Hầu hết trẻ em bắt đầu có biểu hiện chống đối, không tuân thủ lời cha mẹ khi khoảng 24 tháng tuổi. Khi đó, trẻ nhận ra bản thân có những mong muốn, sở thích riêng và sẵn sàng từ chối những gì mình không yêu thích. Hành vi chống đối phổ biến của trẻ ở giai đoạn này là quấy khóc, kén ăn, la hét, thậm chí đánh những người xung quanh.

Việc dạy kỹ năng lắng nghe cho trẻ mầm non là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Khi trẻ lắng nghe cẩn thận, trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt được những gì người lớn đang truyền đạt, từ đó cải thiện khả năng học tập và phát triển ngôn ngữ. Bên cạnh đó, khi trẻ biết lắng nghe người khác, trẻ sẽ học được cách tôn trọng và thấu hiểu cảm xúc của người xung quanh, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và hài hòa với bạn bè và người thân. Do đó, cha mẹ cần cân nhắc dạy trẻ kỹ năng lắng nghe từ sớm để hình thành thói quen tốt, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Dạy trẻ kỹ năng lắng nghe từ sớm để hình thành thói quen tốt cho trẻ

Dạy trẻ kỹ năng lắng nghe từ sớm để hình thành thói quen tốt cho trẻ

8 bí quyết dạy kỹ năng lắng nghe cho trẻ mầm non hiệu quả

Đối diện với con trẻ thường xuyên biểu hiện chống đối, thay vì sử dụng các biện pháp răn đe bạo lực để kiểm soát hành vi của trẻ, khiến tình trạng trở nên ngày càng tồi tệ hơn; cha mẹ có thể linh hoạt hơn trong cách dạy trẻ kỹ năng lắng nghe. Cùng điểm qua một số phương pháp dạy kỹ năng lắng nghe cho trẻ trong các mục dưới đây.

Đọc truyện tranh cho trẻ thường xuyên

Đối với trẻ mầm non, những câu chuyện thú vị với màu sắc ấn tượng thường rất dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Cha mẹ có thể dành thời gian trước khi ngủ để đọc cho trẻ những câu chuyện hay, phù hợp với sở thích của trẻ để rèn luyện khả năng tập trung và lắng nghe chủ động.

Khi đọc truyện, cha mẹ hãy cố gắng đọc với giọng điệu truyền cảm, nhấn nhá vào những từ hoặc cụm từ quan trọng để trẻ có thể ghi nhớ những điểm mấu chốt trong câu chuyện. Nếu có thể, hãy lựa chọn những cuốn truyện tranh có màu sắc và hình ảnh minh họa sinh động để kích thích tính tò mò cho trẻ.

Đọc truyện cho trẻ là cách luyện tập thói quen lắng nghe hiệu quả, phù hợp với lứa tuổi mầm non

Đọc truyện cho trẻ là cách luyện tập thói quen lắng nghe hiệu quả, phù hợp với lứa tuổi mầm non

Duy trì tư thế trò chuyện phù hợp

Khi dạy trẻ kỹ năng lắng nghe, khoảng cách quá xa hoặc sự chênh lệch chiều cao quá lớn có thể khiến trẻ sợ hãi và làm mất đi sự kết nối giữa cha mẹ và con cái. Do đó, cha mẹ hãy cố gắng tạo sự gần gũi bằng cách ngồi cạnh con, ngồi đối diện con hoặc bế con. Ở khoảng cách này, cha mẹ sẽ dễ dàng nhìn vào mắt con khi giao tiếp để tạo sự gắn kết.

Xem thêm: 6 bài tập tình huống về kỹ năng lắng nghe – Rèn luyện để giải quyết rào cản giao tiếp

Dành những lời động viên cho trẻ đúng lúc

Trẻ con thường coi sự ghi nhận của cha mẹ là động lực để tiếp tục lập lại những hành động đáng khen. Thay vì chỉ tập trung vào những lỗi sai của trẻ để phàn nàn và phạt trẻ; cha mẹ hãy chú ý cả những cố gắng của con để động viên và khích lệ trẻ. Khi đó, trẻ sẽ có xu hướng tiếp nhận thông tin từ cha mẹ một cách tích cực và thực hiện nó thật tốt để được khen ngợi.

Thường xuyên dành những lời động viên để khích lệ tinh thần trẻ

Thường xuyên dành những lời động viên để khích lệ tinh thần trẻ

Rõ ràng trong mọi vấn đề

Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ cần đưa ra những tuyên bố hoặc quy định cụ thể mà cha mẹ muốn trẻ tuân theo nhưng hãy truyền đạt nó một cách đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu ra vấn đề một cách nhanh chóng và không bị phân vân giữa quá nhiều câu từ. Thay vì hỏi trẻ “Ngoài trời đang lạnh, con rất dễ bị bệnh, hãy mặc áo khoác vào rồi mới ra ngoài nhé!”, cha mẹ có thể nói rằng “Mặc áo khoác vào rồi chúng ta sẽ cùng đi chợ.”

Thể hiện sự nghiêm túc trong từng lời nói và hành động

Trong những trường hợp cần thiết, hãy nói chuyện với trẻ bằng sự nghiêm túc để trẻ nhìn nhận vấn đề và học cách tuân thủ. Tuy nhiên, đừng sử dụng những lời đe dọa khiến trẻ sợ hãi hoặc đưa ra những lời hứa mà không thể hoàn thành được.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng hãy đảm bảo rằng chính mình cũng tuân thủ các quy định đề ra và trở thành tấm gương cho con trẻ. Khi có vấn đề xuất hiện, hãy cùng trẻ trò chuyện để tìm ra phương án giải quyết có sự đồng thuận của cả hai bên.

Củng cố lời nói bằng hành động

Lời nói của cha mẹ sẽ trở nên có trọng lượng hơn khi đi kèm với những hành động, cử chỉ cụ thể, đặc biệt là khi muốn trẻ chấm dứt ngay một hành động nào đó. Chẳng hạn như khi đến giờ ăn cơm, cha mẹ hãy nói “Đi ăn cơm thôi nào con ơi!” đồng thời tắt tivi, quạt và dắt tay con cùng đi ăn tối.

Xem thêm: Bộ câu hỏi về kỹ năng lắng nghe – Cải thiện khả năng giao tiếp

Giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt

Khi giao tiếp với trẻ, cha mẹ hãy nhìn thẳng vào mắt trẻ để thể hiện sự quan tâm và tôn trọng trẻ. Dành thời gian để tương tác và tập trung vào trẻ để tạo ra cuộc hội thoại tích cực. Điều này cũng sẽ giúp trẻ học được thói quen tôn trọng khi lắng nghe người khác trò chuyện với mình.

Giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt trìu mến để thể hiện sự quan tâm của cha mẹ dành cho con cái

Giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt trìu mến để thể hiện sự quan tâm của cha mẹ dành cho con cái

Đưa ra các mức độ cảnh báo

Để dạy trẻ kỹ năng lắng nghe hiệu quả, cha mẹ có thể áp dụng các mức độ cảnh báo khác nhau để trẻ hiểu và cải thiện hành vi của mình trong quá trình giao tiếp. Trẻ em cần được hướng dẫn để nhận biết hành vi của mình trong các tình huống khác nhau. Các mức độ cảnh báo giúp trẻ hiểu rõ khi nào chúng đang làm tốt và khi nào cần điều chỉnh hành vi để lắng nghe tốt hơn.

Lời kết

Việc dạy kỹ năng lắng nghe cho trẻ mầm non không chỉ đơn thuần là giúp trẻ hiểu và tiếp thu thông tin tốt hơn mà còn là nền tảng quan trọng để phát triển toàn diện các kỹ năng xã hội, cảm xúc và hành vi. Hy vọng với những bí quyết được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các bậc phụ huynh dễ dàng xây dựng kỹ năng lắng nghe cho con trẻ.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Chuyên mục
Kỹ năng giao tiếp
35
Kỹ năng thuyết trình
21
Kỹ năng lắng nghe
18
Kỹ năng làm việc nhóm
1