Kỹ năng lắng nghe

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe chủ động và phản hồi tích cực

Trong xã hội hiện đại, kỹ năng lắng nghe chủ động và phản hồi tích cực được xem là yếu tố then chốt để xây dựng các mối quan hệ bền vững, thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả, từ đó phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp. Vậy như thế nào là lắng nghe chủ động và phản hồi tích cực? Hãy cùng kynangxinviec tìm đáp án trong bài viết bên dưới.

Lắng nghe và phản hồi là gì? Tại sao nó quan trọng?

Lắng nghe là tiếp nhận thông tin bằng thính giác một cách chủ động và tập trung để thấu hiểu nội dung và cảm xúc của người nói. Phản hồi là phương pháp giao tiếp trao đổi thông tin đã nghe, nhằm giúp đối phương nhận thức và hoàn thiện bản thân.

Kỹ năng lắng nghe và phản hồi bổ trợ cho nhau, tạo nên nền tảng vững chắc cho việc giao tiếp hiệu quả, là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

kỹ năng lắng nghe và phản hồi

Kỹ năng lắng nghe và phản hồi bổ trợ cho nhau trong giao tiếp

Ví dụ như trong môi trường giáo dục, nơi lắng nghe và phản hồi đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Giảng viên lắng nghe sinh viên để thấu hiểu những khó khăn, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp. Sinh viên lắng nghe giảng viên để tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Phản hồi tích cực từ giảng viên giúp sinh viên nhận ra điểm yếu, khắc phục hạn chế và vươn lên trong học tập. Phản hồi chân thành của sinh viên giúp giảng viên nhận biết những điều cần cải thiện và phát triển bản thân.

Xem thêm: Nguyên tắc rèn luyện kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực

Kỹ năng lắng nghe chủ động

Lắng nghe không chỉ đơn thuần là việc tiếp nhận âm thanh, mà là quá trình chủ động thấu hiểu thông điệp và cảm xúc của người đối diện. Việc này đòi hỏi bạn phải có sự nhạy bén trong việc nắm bắt ngữ điệu, ngôn ngữ cơ thể, cùng với lòng thấu cảm để đồng điệu cùng tâm hồn người nói.

Để làm được điều đó, bạn phải áp dụng những nguyên tắc lắng nghe chủ động sau:

  • Tập trung: Hãy tập trung 100% vào những gì đối phương nói. Thể hiện sự quan tâm bằng việc về hướng ánh mắt về người nói, gật đầu,..
  • Chân thành: Thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu cảm xúc. Đặt mình vào suy nghĩ của đối phương và tin rằng họ có cái lý riêng của mình.
  • Diễn giải: Tóm tắt, diễn giải ý chính để khẳng định sự hiểu biết và khuyến khích đối phương chia sẻ thêm.
  • Đặt câu hỏi: Lắng nghe hiệu quả không phải là việc bạn chỉ ngồi nghe, hãy hỏi để làm rõ ý, gợi mở câu chuyện.
  • Không sợ sự im lặng: Khoảng lặng là những “nốt trầm” trong giao tiếp. Hãy tạo không gian suy ngẫm, thể hiện sự tôn trọng.

Khi lắng nghe bằng cả trái tim, bạn không chỉ thỏa mãn nhu cầu được chia sẻ của đối phương mà còn thu thập được thông tin đầy đủ, chính xác, giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt.

Hơn nữa, sự chú tâm và tôn trọng thể hiện qua cách bạn lắng nghe là chất keo kết nối tâm hồn, xây dựng nên những mối quan hệ vững bền và tăng cường sự hợp tác trong mọi hoạt động.

kỹ năng lắng nghe và phản hồi

Hãy tập trung lắng nghe bằng cả trái tim

Kỹ năng phản hồi tích cực

Nếu lắng nghe là “tiếp nhận” thì phản hồi chính là “trao gửi”. Phản hồi tích cực không chỉ là những lời khen chung chung, mà là sự trao đổi thông tin mang tính xây dựng, giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để không ngừng phát triển.

Phản hồi được chia làm hai dạng là phản hồi xây dựng và “Khen và chê”. Phản hồi xây dựng là tập trung vào vấn đề, dựa trên quan sát, nêu điểm tích cực và điểm cần cải thiện. “Khen và Chê” là đánh giá chủ quan, chung chung, không rõ ràng, chú trọng vào con người.

Kỹ năng phản hồi tích cực góp phần nâng cao chất lượng giao tiếp, giúp mọi người hoàn thiện bản thân và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Để làm được điều đó, bạn cần áp dụng theo những nguyên tắc sau:

  • Luôn luôn xin phép trước khi phản hồi. Đi thẳng vào vấn đề.
  • Lựa chọn thời điểm phản hồi thích hợp những phải càng sớm càng tốt.
  • Hãy phản hồi dựa trên hành vi cụ thể, tránh suy diễn. Bắt đầu bằng điểm tích cực.
  • Tập trung vào điểm có thể thay đổi và phải giới hạn số lượng điểm cần cải thiện (tối đa 4).
  • Khuyến khích đối phương tự đưa ra giải pháp (dùng câu hỏi mở).
  • Phản hồi vì người nhận, chú ý đến tác động của thông tin.
  • Chân thành, tránh dùng từ ngữ phức tạp. Sử dụng giọng nói phù hợp, tránh cáu kỉnh, thất vọng.

Bằng cách rèn luyện và áp dụng thường xuyên kỹ năng lắng nghe chủ động và phản hồi tích cực, chúng ta không chỉ nâng cao hiệu quả giao tiếp mà còn xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, mở ra nhiều cơ hội thành công trong học tập, công việc và cuộc sống.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Chuyên mục
Kỹ năng giao tiếp
35
Kỹ năng thuyết trình
21
Kỹ năng lắng nghe
18
Kỹ năng làm việc nhóm
1