Kỹ năng thuyết trình

Tại sao nên dạy trẻ mầm non kỹ năng thuyết trình | Bí quyết giúp con trẻ tự tin khi thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự tự tin và khả năng lãnh đạo cho con trẻ. Thay vì chờ đợi đến lúc con lớn, việc trang bị những kỹ năng thuyết trình ngay từ khi con học mầm non là điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết hôm nay, kynangxinviec.com sẽ giúp bạn hiểu tại sao nên dạy trẻ mầm non kỹ năng thuyết trình và cách để các bậc phụ huynh rèn dũa cho con của mình những kỹ năng quan trọng này.

Tại sao nên dạy trẻ mầm non kỹ năng thuyết trình

Rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho trẻ mầm non là một phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện của các em. Kỹ năng này không chỉ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp mà còn hỗ trợ nhiều khía cạnh khác trong học tập và cuộc sống.

Cha mẹ đừng nghĩ rằng chỉ những người có tài ăn nói mới cần được phát triển kỹ năng thuyết trình, bởi vì dù trẻ sẽ là ai hay sẽ làm công việc gì thì việc giao tiếp và thuyết trình vẫn là điều không thể tránh khỏi.

Kỹ năng thuyết trình giúp trẻ phát triển tư duy logic

Việc thuyết trình giúp trẻ cải thiện khả năng tổ chức và diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng. Khi trẻ phải chuẩn bị và trình bày một chủ đề trước lớp, các em học được cách phân tích thông tin, chọn lọc nội dung quan trọng, và trình bày ý tưởng một cách mạch lạc. Đây là những kỹ năng quan trọng không chỉ trong học tập mà còn trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.

Kỹ năng thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong việc học tập và các sinh hoạt đời thường của trẻ nhỏ

Kỹ năng thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong việc học tập và các sinh hoạt đời thường của trẻ nhỏ

Kỹ năng thuyết trình xây dựng sự tự tin cho trẻ

Những đứa trẻ có năng lực thuyết trình tốt thường có xu hướng tự tin và khả năng đối phó với áp lực. Việc đứng trước đám đông và trình bày ý tưởng sẽ giúp trẻ quen với việc nói trước công chúng, giảm lo lắng và phát triển sự tự tin. Điều này có thể giúp trẻ tự tin hơn trong các tình huống xã hội và học tập sau này.

Thúc đẩy tính sáng tạo và khả năng tư duy phản biện

Trong quá trình chuẩn bị bài thuyết trình, các em có cơ hội sáng tạo cách trình bày thông tin và suy nghĩ phản biện về chủ đề mình chọn. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển trí tuệ mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc giải quyết vấn đề và tư duy độc lập trong tương lai.

Xem thêm: Top 7 cuốn sách kỹ năng thuyết trình giúp bạn tự tin trước đám đông

Bí quyết dạy trẻ mầm non kỹ năng thuyết trình

Không chỉ đối với những đứa trẻ mầm non, việc thuyết trình còn là nỗi ám ảnh của không ít người trưởng thành. Khi còn đi học, trẻ phải làm quen với việc trình bày các đề tài học tập trước lớp. Cho đến khi đi làm, điều này vẫn tiếp diễn thường xuyên trong các cuộc họp, các dự án,… Chính vì thế, kỹ năng thuyết trình được coi là một vũ khí giúp trẻ nổi bật giữa các bạn đồng trang lứa.

Để giúp trẻ tiếp cận và tiếp thu các kỹ năng thuyết trình một cách hiệu quả, cha mẹ có thể áp dụng những bí quyết sau đây:

Cho trẻ làm quen với các công cụ thuyết trình

Ngoài các công cụ truyền thống như giấy, bút, vở,… hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ thiết kế các bài thuyết trình một cách đơn giản, nhanh chóng và vô cùng tiện lợi.

Cha mẹ có thể cho bé bắt đầu trình bày các nội dung trên giấy bút, sau đó để trẻ tiếp cận dần dần với các công nghệ hiện đại. Một trong những công cụ thuyết trình hiệu quả nhất có thể kể đến phần mềm Powerpoint của Microsoft. Ở độ tuổi này, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ thực hành những bước đơn giản nhất như mở tệp, lưu file, gõ chữ, điều chỉnh cỡ chữ, màu sắc,…

Dạy trẻ các bước đơn giản trong việc thiết kế các slide thuyết trình bằng các phần mềm hiện đại

Dạy trẻ các bước đơn giản trong việc thiết kế các slide thuyết trình bằng các phần mềm hiện đại

Hướng dẫn trẻ cách chuẩn bị một bài thuyết trình

Trong các bước xây dựng một bài thuyết trình, phần chuẩn bị nội dung là điều quan trọng nhất. Do đó, khi dạy trẻ cách chuẩn bị bài thuyết trình, cha mẹ cần lưu ý 3 điểm sau:

  • Thứ nhất, xác định đối tượng được thuyết trình: Trẻ cần được biết người mà trẻ sẽ thuyết trình cho là ai? Là bạn học, là thầy cô,…? Việc xác định đối tượng thuyết trình giúp trẻ chuẩn bị tâm lý ổn định trước khi bắt đầu thuyết trình.
  • Thứ hai, lựa chọn nội dung bài thuyết trình: Sau khi xác định được đối tượng thuyết trình của trẻ là ai, cha mẹ hãy giúp con lựa chọn những chủ đề thuyết trình phù hợp. Đừng lựa chọn các chủ đề có phạm vi quá rộng hoặc ngoài tầm hiểu biết của trẻ, mà hãy chọn những nội dung xoay quanh cuộc sống hằng ngày.
  • Thứ ba, phân chia bố cục bài thuyết trình: Bài thuyết trình cần được chia nhỏ thành các mục khác nhau để trẻ dễ dàng trình bày. Thông thường, một bài thuyết trình có thể có khoảng 7-10 slide Powerpoint tùy độ dài của chủ đề bé chọn. Cha mẹ hãy hướng dẫn con cách sắp xếp các nội dung trong Powerpoint và sử dụng hình ảnh minh họa phù hợp.

Luyện tập cùng trẻ trước khi thuyết trình

Trước khi bé bước vào buổi thuyết trình chính thức, cha mẹ hãy dành chút thời gian cùng con tập luyện để bé tự tin hơn và nắm được nội dung bài một cách rõ ràng hơn. Hãy dạy trẻ cách phát âm tròn vành rõ chữ, sử dụng ngôn ngữ hình thể linh hoạt để trẻ có được phong thái tự tin nhất có thể.

Cha mẹ có thể cho trẻ đứng trước gương để tập luyện hoặc đóng vai làm những bạn học ngồi phía dưới để nghe con thuyết trình. Điều này sẽ giúp trẻ bắt đầu làm quen với việc trình bày trước đám đông mà không còn lo sợ.

Dạy trẻ lồng ghép các ví dụ, câu chuyện hài hước trong khi thuyết trình

Để đạt được điểm tối ưu khi thuyết trình, ngoài việc dạy trẻ cách trình bày nội dung đầy đủ, chính xác; cha mẹ cũng có thể hướng dẫn trẻ cách thêm thắt những câu chuyện hài hước xung quanh bài thuyết trình. Điều này sẽ giúp trẻ tạo ấn tượng tốt đối với các giáo viên và bạn học của mình.

Dạy trẻ cách dùng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình

Nếu trẻ chỉ đứng im và trình bày bài thuyết trình như thể đang đọc thuộc lòng thì sẽ thật nhàm chán. Do đó, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách linh hoạt như các cử chỉ tay, ánh mắt tự nhiên và đôi môi cười dễ thương. Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể, trẻ sẽ trở nên tự tin và thu hút khán giả trong buổi thuyết trình của mình.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể linh hoạt giúp bài thuyết trình của trẻ thêm lôi cuốn, hấp dẫn

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể linh hoạt giúp bài thuyết trình của trẻ thêm lôi cuốn, hấp dẫn

Cho trẻ xem các video thuyết trình phù hợp

Trẻ con rất dễ học tập qua các ví dụ, cha mẹ hãy tìm kiếm các video thuyết trình ngắn với nhiều màu sắc và nội dung hấp dẫn để cho con xem và học hỏi. Khi trẻ xem video, cha mẹ hãy cùng con phân tích bài thuyết trình về cả nội dung, cử chỉ, giọng điệu và biểu cảm của người thuyết trình. Qua đó, trẻ sẽ tự nhận ra những điều đáng học hỏi và chuẩn bị sẵn sàng cho buổi thuyết trình của mình.

Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng sơ đồ tư duy kỹ năng thuyết trình

Tạo cơ hội để trẻ tiếp xúc với đám đông

Tiếp xúc với đám đông là một cách hiệu quả để trẻ trau dồi khả năng giao tiếp và trở nên dạn dĩ hơn trước những người lạ. Không những thế, khi được gặp gỡ nhiều người, trẻ sẽ có thể học hỏi được nhiều kiến thức, phát triển khả năng tương tác, khám phá những quan điểm mới,… Từ đó, trang bị cho trẻ những kiến thức đa dạng và khả năng tự tin trước mọi tình huống.

Lời kết

Dạy trẻ mầm non kỹ năng thuyết trình không chỉ là việc trang bị cho các em một kỹ năng giao tiếp quan trọng mà còn là việc xây dựng nền tảng cho sự phát triển toàn diện sau này. Hy vọng thông qua bài viết này, chúng tôi có thể giúp phụ huynh hiểu rõ tại sao nên dạy trẻ mầm non kỹ năng thuyết trình hiệu quả.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Chuyên mục
Kỹ năng giao tiếp
35
Kỹ năng thuyết trình
21
Kỹ năng lắng nghe
18
Kỹ năng làm việc nhóm
1