Kỹ năng lắng nghe

4 cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong học tập hiệu quả

Trong học tập, lắng nghe được xem là kỹ năng quan trọng bậc nhất, bởi vì kỹ năng này giúp bạn nắm bắt kiến thức mới, mở rộng tầm hiểu biết, phát triển tư duy phản biện và nâng cao khả năng giao tiếp. Vậy làm sao để phát triển khả năng lắng nghe hiệu quả trong học tập? Bài viết dưới đây của web kỹ năng xin việc sẽ mang đến cho bạn câu trả lời.

Tại sao kỹ năng lắng nghe trong học tập lại quan trọng?

Nhiều học sinh thường nhầm lẫn giữa “nghe” và “lắng nghe“. Nghe đơn giản là hành động thu nhận âm thanh bằng tai, còn lắng nghe là việc chúng ta tiếp nhận thông tin một cách chủ động bằng sự tập trung, phân tích, hiểu và ghi nhớ thông tin một cách sâu sắc. Lắng nghe không chỉ bằng tai, mà còn bằng mắt, cảm xúc và trái tim.

Đối với việc học tập, kỹ năng lắng nghe tốt sẽ giúp bạn:

  • Hiểu bài nhanh hơn: Khi tập trung lắng nghe giảng bài, bạn sẽ nắm bắt được ý chính, nội dung quan trọng mà giáo viên truyền đạt.
  • Ghi nhớ bài lâu hơn: Quá trình lắng nghe chủ động giúp thông tin được lưu trữ vào bộ nhớ dài hạn hiệu quả hơn.
  • Phát triển khả năng tư duy: Lắng nghe không chỉ giúp bạn tiếp thu kiến thức mà còn kích thích tư duy phản biện, đặt câu hỏi và tìm ra giải pháp cho vấn đề.
kỹ năng lắng nghe trong học tập

Lắng nghe tốt giúp bạn hiểu bài nhanh và nhớ lâu

Hiểu các cấp độ của lắng nghe trong học tập

Giống như việc chơi game, kỹ năng lắng nghe cũng được chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Dưới đây là 3 cấp độ lắng nghe trong học tập chính bạn cần vượt qua.

Cấp độ 1: Nghe thụ động

Ở cấp độ này, bạn chỉ đơn giản là dùng tai để nghe mà không thực sự tập trung vào nội dung. Giống như việc bạn đang ngồi trong lớp học nhưng tâm trí lại đang suy nghĩ về nội dung bộ phim tối qua mình xem vậy. Hiệu quả học tập ở cấp độ này thường rất thấp, vì bạn chỉ nghe mà không tiếp thu được kiến thức.

Cấp độ 2: Nghe có chọn lọc

Bạn đã bắt đầu tập trung hơn một chút bằng việc chú ý đến những thông tin mà bạn thấy thú vị hoặc liên quan đến bản thân. Giống như việc bạn chỉ “bắt sóng” những phần bài giảng mà bạn thích hoặc có liên quan đến bài kiểm tra. Mặc dù cấp độ này có hiệu quả học tập tốt hơn so với cấp độ 1, nhưng vẫn chưa thực sự tối ưu.

Cấp độ 3: Lắng nghe chủ động

Đây được xem là cấp độ cao nhất của kỹ năng lắng nghe. Ở cấp độ này, bạn hoàn toàn tập trung vào những gì giáo viên nói, phân tích nội dung, đặt câu hỏi và tìm cách ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả. Hiệu quả học tập ở cấp độ này là cao nhất.

kỹ năng lắng nghe trong học tập

Giơ tay phát biểu là biểu hiện của việc lắng nghe chủ động

Kỹ năng lắng nghe hiệu quả trong học tập

Trên con đường phát triển kỹ năng nghe chủ động trong học tập, sẽ có lúc bạn gặp những điều làm mình sao lãng như: sự thiếu tập trung, môi trường ồn ào, thiếu quan tâm đến chủ đề hoặc người nói và tâm trạng tiêu cực. Đừng lo lắng! Với những phương pháp hữu ích dưới đây, bạn sẽ đánh tan những mối lo này và trở thành một người nghe chủ động hiệu quả.

Chuẩn bị tinh thần trước khi vào lớp học

Nếu bạn không muốn học hoặc học trong bực bội thì không thể nào tiếp thu được đúng không? Vì vậy, trước khi vào lớp phải chuẩn bị cho mình một tâm trạng thoải mái, hào hứng và mong muốn học hỏi.

Khi đã có tâm lý thoải mái, hãy loại bỏ phiền nhiễu bằng việc tắt điện thoại và để điện thoại, dọn dẹp bàn học gọn gàng và tìm một không gian yên tĩnh để tập trung.

Xem thêm: 6 Kỹ năng lắng nghe trong đàm phán hiệu quả nhất

Tập trung lắng nghe bài giảng

Khi lắng nghe bài giảng, bạn hãy nhìn thẳng, theo dõi ngôn ngữ cơ thể của họ và cố gắng hiểu thông điệp mà giáo viên muốn truyền đạt. Hãy tập trung vào những ý chính, quan trọng của bài học.

Mẹo nhỏ: Chọn vị trí ngồi gần giáo viên, nơi bạn có thể nhìn rõ nét mặt, cử chỉ và nghe rõ giọng nói của họ. Điều này sẽ giúp bạn không chỉ tập trung, mà còn dễ dàng lắng nghe và thấu hiểu những điều giáo viên chia sẻ.

kỹ năng lắng nghe trong học tập

Ngồi ở vị trí gần bục giảng giúp bạn lắng nghe dễ hơn

Ghi chép thông minh

Bạn không nên ghi toàn bộ những gì giáo viên nói, mà phải chọn lọc và tổng hợp những thông tin quan trọng nhất. Hãy ghi chép những ý chính, từ khóa và ví dụ minh họa quan trọng của bài giảng.

Việc sử dụng các biểu tượng, hình vẽ hoặc màu sắc khác nhau để phân biệt các loại thông tin, cũng giúp bạn ghi chép thông tin một cách logic hơn và nhớ nội dung lâu hơn.

Thảo luận và chia sẻ

Lắng nghe tích cực không chỉ là việc bạn im lặng lắng nghe, mà còn là sư tương tác và phản hồi để hiểu thông tin. Hãy đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi của giáo viên và thảo luận về bài học với bạn bè. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào nội dung bài giảng và tăng khả năng tư duy phản biện.

Đừng ngại đặt câu hỏi khi bạn không hiểu hoặc muốn tìm hiểu thêm về vấn đề nào đó. Giáo viên rất vui khi bạn hỏi họ. Ngoài ra, khi giáo viên hoặc bạn học chia sẻ quan điểm, hãy lắng nghe một cách tôn trọng dù bạn có đồng ý hay không.

Xem thêm: Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp sư phạm

Một số câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để tập trung lắng nghe khi cảm thấy buồn ngủ trong lớp học?

Nếu bạn bị buồn ngủ trong lúc nghe giảng, hãy thử thay đổi tư thế ngồi, uống một ngụm nước hoặc đứng ngồi tại chỗ một chút để đánh thức cơ thể. Bạn có thể đặt câu hỏi cho giáo viên hoặc tham gia phát biểu để tăng sự tập trung.

Làm sao để khắc phục sự phân tâm bởi điện thoại khi học bài?

Điện thoại có nhiều thứ thú vị hơn bài học của mình đúng không? Để tránh bị nó làm sao lãng, hãy tắt điện thoại và để nó xa tầm tay bạn nhất có thể. Bạn cũng có thể cài nhiều bước cho những ứng dụng mà bạn thường xuyên truy cập, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy khó khăn khi vào nó và lười sử dụng nó hơn đấy.

Ngoài lắng nghe, mình cần phải làm gì để học tập hiệu quả hơn?

Bên cạnh kỹ năng lắng nghe, bạn còn cần phải kết hợp nhiều yếu tố khác như chăm chỉ, có phương pháp học tập phù hợp, biết cách quản lý thời gian và luôn có động lực học tập.

Trên đây là những chia sẻ về phương pháp rèn luyện kỹ năng lắng nghe chủ động khi học tập. Bạn hãy rèn luyện thường xuyên bài tập nghe một bài giảng hoặc đoạn văn bản, sau đó tóm tắt nội dung chính và trả lời những câu hỏi liên quan tới nội dung. Điều này sẽ giúp bạn tăng cường khả năng tập trung lắng nghe và cải thiện kỹ năng tư duy.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Chuyên mục
Kỹ năng giao tiếp
35
Kỹ năng thuyết trình
21
Kỹ năng lắng nghe
18
Kỹ năng làm việc nhóm
1